“Nhớ” để mà sử dụng tác phẩm cần/không cần xin phép

Đời không ai cho không ai cái gì và cũng chẳng ai lấy không của ai cái gì” và điều đó cũng đúng với các vấn đề về BẢN QUYỀN TÁC GIẢ. Theo đó, các nhà làm luật đã đưa ra các quy định về việc trả thù lao cho người sáng tạo/sở hữu tác phẩm.
Bắt đầu nào,
1 Nhớ “đời không ai cho không ai cái gì và cũng chẳng ai lấy không của ai cái gì” và điều đó cũng đúng với các vấn đề về BẢN QUYỀN TÁC GIẢ. Theo đó, các nhà làm luật đã đưa ra các quy định về việc trả thù lao cho người sáng tạo/sở hữu tác phẩm. Thế là đã rõ,“Ông dùng, Ông sử dụng “sản phẩm” của tôi thì ông phải xin phép tôi, trả tiền cho tôi nếu tôi yêu cầu, tôi không cho thì ông đừng có mà động vào dù chỉ là 1 phần nhỏ của nó. Tôi được pháp luật bảo vệ và quyền đó là tuyệt đối, được tôn trọng và tôn nghiêm”.

2 Nhớ: Tác phẩm khi sáng tạo ra sẽ tự động được bảo hộ mà không cần bắt buộc phải qua một thủ tục hay được một cơ quan nào xác nhận

3 Nhớ, Hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đều thi thoảng và /hoặc thường xuyên sử dụng tác phẩm của người khác. Điều quan trọng là bạn phải hiểu được cách thức sử dụng những tác phẩm đó trong hoạt động kinh doanh mà không vi phạm bản quyền tác giả

4 Nhớ, Về cơ bản việc sử dụng bất cứ tác phẩm nào thuộc quyền sở hữu của tác giả của người khác đều phải được phép trước của chủ sở hữu, nếu việc khai thác theo theo kế hoạch cần sử dụng toàn bộ hoặc một phần các quyền đã được cấp cho chủ sở hữu quyền tác giả, ví dụ nếu bạn muốn hát một ca khúc do một tác giả viết thì bạn phải xin phép tác giả, nếu như tác giả đồng ý cho phép thì bạn mới có quyền hát bài hát đó hoặc nếu muốn “mượn” một bức ảnh chụp thì bạn sẽ cần được phép của tác giả, thâm chí nếu chỉ sử dụng một phần của tác phẩm thì bạn cũng cần phải xin phép trước.

Có khi nào dùng mà không cần “quan tâm” tới tác giả/chủ sở hữu không?

5 Nhớ: Câu trả lời là , khi mà việc sử dụng thuộc một trong số các trường hợp dưới đây (5 Nhớ):

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng day của cá nhânN
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mìnnh
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định ký, chương trình phát thanh, phim tài liệu, truyền hình
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền  dưới bất ký hình thức nào;
  • Ghi âm, ghi hình, trực tiếp buổi biểu diễn  để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng

6 Nhớ: Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không phương hại đến các quyền của tác giảm chủ sở hữu quyền tác giả, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm.

7 Nhớ: Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định trên không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính

Đó,hãy “Nhớ” những điều trên để không lo vướng vào “mớ bong bong khi tranh chấp bản quyền” nhé!

P/s:Để dễ hiểu, trong bài viết  tôi sử dụng thuật ngữ tác phẩm được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ giới hạn theo định nghĩa trong luật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *