Về lý thuyết, lựa chọn tên miền thật đơn giản. Về khía cạnh kinh doanh, chỉ cần bạn chọn một tên miền dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, sáng tạo và thể hiện bản chất của công việc kinh doanh lên website là đã thành công.
Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã chọn được một tên miền sáng giá cho công việc marketing, chưa chắc nó đã tránh được vướng mắc pháp lý.
Nếu chọn lựa một tên miền xung đột với bất kỳ tên miền nào trong số hàng triệu hàng triệu tên miền thương mại khác đã tồn tại trước đó, bạn vẫn có thể mất nó. Khi bạn đã đầu tư tiền bạc và công sức để phát triển website để sau đó phải từ bỏ nó vì lý do pháp lý, rõ ràng đó là một tổn thất thật sự lớn.
Cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản để xem xét liệu tên miền của mình có gặp xung đột pháp lý với các quy định pháp luật hay không. Dưới đây là một vài nguyên tắc như vậy:
- Nhãn hiệu là tên riêng giúp nhận biết nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
- Nhãn hiệu thông minh, dễ nhớ hoặc có tính gợi ý được bảo vệ bởi luật liên bang và luật quốc gia.
- Nhãn hiệu mang tính mô tả và tạo khác biệt qua doanh số và quảng cáo có thể được bảo vệ bởi luật liên bang và luật quốc gia.
- Một nhãn hiệu xung đột có tính pháp lý với nhãn hiệu khác khi việc sử dụng cả hai nhãn hiệu có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hoặc nguồn gốc của họ.
- Trong trường hợp có một xung đột pháp lý với một người sử dụng nhãn hiệu về sau, thì người sử dụng thương mại đầu tiên đối với nhãn hiệu sở hữu nhãn hiệu đó.
- Nếu tồn tại một xung đột pháp lý, người sử dụng về sau có thể sẽ phải dừng sử dụng nhãn hiệu và thậm chí có thể phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
Khách hàng nhầm lẫn
Áp dụng những quy định này với việc lựa chọn tên miền, Bạn có nguy cơ bị mất tên miền đã chọn nếu chủ sở hữu của một nhãn hiệu đang tồn tại thuyết phục được thẩm phán hoặc trọng tài rằng việc sử dụng tên miền của Bạn có thể khiến khách hàng nhầm lẫn về nguồn gốc hoặc chất lượng của sản phẩm.
Đôi khi tên miền tương tự nhau có thể khiến khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ khác với thứ họ định mua. Ví dụ, giả sử như theo lời giới thiệu của bạn bè, Bạn quyết định mua loại sốt thịt nướng Flamebrain nổi tiếng của Lee được bán trên mạng. Bạn định gõ “flamebrain.com” trong trình duyệt nhưng chẳng may lại gõ thành “flamerbrain.com”. Bạn vào một website được chạy bởi Henry, là người sao chép ý tưởng bán sốt thịt nướng trên mạng của Lee và biến đổi rất nhỏ tên loại sốt của Lee.
Nhãn hiệu được bảo vệ
Nhẫm lần của khách hàng chỉ là vấn đề nếu một tên miền tương tự với cái mà Bạn muốn sử dụng là nhãn hiệu đã được bảo vệ. Để được bảo vệ, một nhãn hiệu phải có tính riêng biệt. Một cái tên có thể mang tính riêng biệt bởi chúng được nghĩ ra (chumbo.com là tên một cửa hàng phần mềm trực tuyến), tùy ý theo ngữ cảnh sử dụng (apple.com là các sản phẩm vi tính), kì cục (ragingbull.com dành cho các tư vấn đầu tư), hoặc gợi ý về sản phẩm hoặc dịch vụ tồn tại trong nó (salon.com là một tạp chí trực tuyến). Nếu một tên miền sử dụng tên họ, tên địa lý hoặc các từ ngữ quen thuộc diễn tả một vài khía cạnh nào đó của hàng hóa, dịch vụ được bán trên website (healthanswers.com dành cho thông tin sức khỏe trực tuyến), nó không đạt tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu nếu như chủ sở hữu không chứng minh được sự cá biệt qua hoạt động bán hàng và quảng cáo có thật. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký được một cái tên tại Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, nhãn hiệu đó có thể mang tính cá biệt.
Nhiều tên miền, ví dụ như coffee.com, drugs.com và business.com là những tên miền có sức mạnh đầy tiềm năng, nhưng lại quá chung chung bởi chúng diễn tả toàn bộ các lĩnh vực sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thuật ngữ này có thể sẽ không bao giờ trở thành nhãn hiệu.
Tránh rắc rối
Cách thức lựa chọn một tên miền đáp ứng nhu cầu tiếp thị của Bạn và không vướng mắc vào quyền đối với nhãn hiệu của ai khác, đó là phải tìm ra được càng nhiều nhãn hiệu đang tồn tại càng tốt, phát hiện được những xung đột có thể xảy ra và rồi chọn một cái tên sao cho về sau ta không phải nhận một lá thư gây bực mình từ luật sư.
Địa chỉ đầu tiên để tìm kiếm những nguy cơ xung đột là tại cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cơ sở dữ liệu này cung cấp tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đang chờ phê duyệt. Bạn nên tìm kiếm không chỉ những nhãn hiệu mình có ý định đăng ký mà cả những nhãn hiệu nào gần gũi về logic, như là từ đồng nghĩa và phát âm có liên quan, ví dụ “barbeque” và “barbecue”. Thêm vào đó, Bạn cũng nên tìm rộng hơn tất cả những đăng ký tên doanh nghiệp trên internet, như là Sở kế hoạch đầu tư, Sở Khoa học công nghệ, các công ty dịch vụ….
Nếu kết quả tìm kiếm cho ra bất kì cái tên nào đó giống hoặc tương tự với tên miền mong muốn của Bạn, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
Website của Bạn có cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cạnh tranh với hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ở tên miền tương tự hay không?
- Website của Bạn có cung cấp hàng hóa và dịch vụ qua kênh phân phối điển hình giống với hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ở tên miền tương tự hay không?
- Đây có thể là vấn đề, ví dụ nếu Bạn muốn bán dụng cụ thể thao trên website, và chủ sở hữu của tên miền có khả năng gây xung đột lại bán quần áo thể thao.
- Website của Bạn có định hướng kinh doanh khác với trang web mang tên tương tự không? Tên miền của vị có giống với tên miền khác đến mức để người dùng chẳng may truy cập vào website của Bạn hay không?
- Cái tên khác có nổi tiếng không?
Nếu tất cả câu trả lời cho những câu hỏi trên là “không”, Bạn có lý do để thoải mái tiếp tục và sử dụng tên miền của mình mà không sợ gây ra tranh chấp pháp lý. Nếu có bất kì câu trả lời “có” nào, thì có thể về sau sẽ có chướng ngại pháp lý nào đó. Nếu còn chưa chắc chắn, hãy khảo sát qua loa với bạn bè. Liệu họ có bị nhầm lẫn bởi có 2 cái tên được dùng cùng lúc không? Họ có vào nhầm website không? Một lựa chọn khác là nhờ một luật sư về nhãn hiệu xem xét khả năng xung đột. Mặc dù thấy trước là luật sư sẽ bảo thủ hơn mức cần thiết, Bạn có thể sẽ vẫn được lợi do có được cách nhìn nhận vấn đề của một con mắt có kinh nghiệm.
Sự lấn át từ tên miền
Đôi khi một công ty quyền lực sẽ cố ép một công ty nhỏ hơn từ bỏ tên miền mà họ từng mua hợp pháp một cách trung thực. Bởi vì tranh chấp nhãn hiệu được giải quyết cuối cùng tại tòa án, một doanh nghiệp nào có thể dễ dàng trả tiền cho luật sư thì sẽ ở một vị thế quyền lực để kiện công ty nhỏ hơn vì vi phạm nhãn hiệu (giả như họ có cơ sở để làm thế, mà thường thì luôn là như vậy). Khi công ty nhỏ hơn nhận ra rằng sẽ phải mất đến hàng chục nghìn đô la để theo kiện, công ty lớn đề xuất dàn xếp bằng cách để công ty nhỏ chia tay cái tên kia, đổi lại sẽ có một khoản tiền nho nhỏ. Nói cách khác, công ty có quyền lực cuối cùng cũng có những gì họ muốn chỉ đơn giản vì hệ thống xét xử rõ ràng là không công bằng với những ai không có tiền thuê luật sư.